Kế hoạch Kế hoạch

Tiến tới việc tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 13, Ban chấp hành TW 5 khóa IX: Phát triển kinh tế tập thể tỉnh BR-VT cần có chiều sâu

Trên địa bàn tỉnh BR-VT thời gian qua với nhiều chính sách hỗ trợ, đặc biệt là trong khâu quảng bá tiêu thụ sản phẩm, hoạt động của loại hình kinh tế tập thể hợp tác xã (HTX) ngày càng phát triển và đã ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là cần tập trung xây dựng một số mô hình HTX thật sự nổi trội, trên cơ sở đánh giá tiềm năng, lợi ích của HTX đối với từng địa phương.

Trong những năm qua, công tác phát triển HTX có những chuyển biến tích cực. Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012, đến nay, tỉnh BR-VT đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp lại hoạt động các hợp tác xã. Tính đến ngày 31/5/2019, hiện toàn tỉnh có 112 hợp tác xã, LHHTX đang hoạt động ở các lĩnh vực: Nông nghiệp, phi nông nghiệp, quỹ tín dụng nhân dân. Không chỉ đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH của địa phương, hoạt động của HTX còn góp phần tạo sự gắn bó giữa chính quyền và nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương, nhất là các chính sách phát triển các vùng nông thôn và chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Các HTX nông nghiệp với nhiều hình thức liên kết đa dạng đã góp phần hình thành chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất, chế biến đến khâu tiêu thụ. Quá trình mở rộng sản xuất, tạo sản phẩm hàng hóa và đầu tư phát triển ngành nghề cũng ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu tập trung vào các dịch vụ đơn thuần như thủy nông, cung ứng vật tư, giống cây trồng, bảo vệ thực vật, thú y. Thời gian gần đây, xuất hiện thêm một số mô hình mới đa dịch vụ, có thương hiệu và có hiệu quả cả về mặt KT-XH như: HTX thủy sản Suối Giàu (cá chình), HTX nông nghiệp Thái Dương (bơ), HTX ca cao hữu cơ Châu Đức (socolate, ca cao bột), HTX Tiêu Bầu Mây, HTX NN CNC VGP (dưa lưới), HTX TM DV NN Long Hải (gà đông tảo, trứng chim trĩ)… nhưng số lượng loại hình HTX này vẫn còn khá khiêm tốn.

Để thực sự tạo sự đột phá trong nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, thời gian qua, cơ quan đại diện là Liên minh HTX tỉnh đã đặc biệt quan tâm đến việc tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, coi đây là cầu nối thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp, nhà phân phối và người tiêu dùng... Thông qua đó, tạo cơ sở pháp lý hỗ trợ cho các thành viên nói chung và các HTX, cũng như các đơn vị thành viên tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm hàng hóa tiêu biểu, đặc trưng, chủ lực đến đông đảo người tiêu dùng, cộng đồng doanh nghiệp trên cả nước. Tại nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa, thời gian qua việc xây dựng các mô hình kinh tế gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, luôn được gắn với vai trò của HTX. Đơn cử tại huyện Châu Đức, trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm địa hình, HTX thủy sản  Suối Giàu đã biến vùng đất bỏ hoang tại xã Suối Rao, thành khu vực sản xuất nuôi cá chình nước ngọt, kết hợp du lịch sinh thái. Thông qua mô hình này, đã góp phần tạo chuyển biến về tập quán sản xuất cho nhiều người dân tại địa phương.

Tuy phát huy hiệu quả tích cực song hiện nay, nhiều HTX ở các huyện vùng xa chủ yếu là HTX nông nghiệp, hoạt động chủ yếu trên cơ sở góp vốn bằng đất  đai và sức lao động. Trong khi đó, việc huy động nguồn vốn lưu động để đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng quy mô và định hướng sản xuất lớn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, nhiều HTX cũng cần sự hỗ trợ hơn nữa về cách thức tổ chức, phương thức sản xuất, và quan trọng nhất là vấn đề đầu ra cho sản phẩm và đảm bảo các quyền lợi cho các thành viên HTX. Do xuất phát điểm thấp và trình độ còn hạn chế, các HTX vùng xa, cần có cơ chế đặc thù riêng nhằm thu hút thành viên; đồng thời tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX vay vốn để từng bước thoát nghèo bền vững.

Cũng qua thống kê, số lượng HTX hoạt động hiệu quả mới chỉ chiếm hơn một nửa tổng số HTX. Thực tế trên đặt ra cho các cấp chính quyền các địa phương trong việc tập hợp tổ chức cho người dân tham gia vào việc sản xuất trên địa bàn, yêu cầu cần tập trung xây dựng một số mô hình HTX hoạt động thực sự nổi trội để học tập, nhân rộng; tránh tình trạng thành lập các HTX theo phong trào mà cần căn cứ trên cơ sở đánh giá tiềm năng, sản phẩm hàng hóa tiêu biểu đặc thù, chủ lực của địa phương, lợi ích HTX đối với từng địa phương, để tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng mà xây dựng phương án hoạt động của các HTX phù hợp, phát triển.

Riêng về các HTX, bên cạnh đẩy mạnh hoạt động sản xuất, cần chú trọng hơn nữa tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, xây dựng thương hiệu và tăng cường chuỗi liên kết các thành phần kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Bởi đó là những yếu tố cốt lõi, tạo nên hiệu quả và sự lớn mạnh của các HTX trong xu hướng thương mại toàn cầu.

Nhật Nam

 


Văn Bản Mới Văn Bản Mới

  • 4454/QĐ-BNN-VPĐP (24/11/2020)
    Quyết định ban hành Bộ tài liệu tập huấn những kiến thức cơ bản về...
  • 435/LMHTXVN-TTTT (30/06/2020)
    Kỷ niệm ngày Hợp tác xã Quốc tế
  • 1490/QĐ-BKHĐ (17/10/2019)
    Quyết định số 1490/QĐ-BKHĐT ngày 01 tháng 10 năm 2019 của Bộ Kế hoạch...
  • 628- LMHTXVN/CSPT (17/10/2019)
    Tham gia cuộc vận động "Doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp ý kiến hoàn...
  • 212/QĐ-TTg (19/03/2019)
    Quyết định 212/QĐ-TTg ban hành kế hoạch và Đề cương tổng kết 15 năm...

Thông báo Thông báo

Thống Kê Truy Cập Thống Kê Truy Cập

Đang truy cập: 5
Tất cả: 54468847