Kinh tế - xã hội tỉnh BRVT Kinh tế - xã hội tỉnh BRVT

Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế quan trọng phải được củng cố và phát triển.

Trong thời gian qua, mặc dù còn khó khăn, nhiều hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, tạo thêm việc làm và thu nhập cho thành viên và người lao động và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước ( khoảng 5,6% GDP).

Đến cuối năm 2022, cả nước có 29.378 hợp tác xã; 125 liên hiệp hợp tác xã và 71.000 tổ hợp tác. Tổng số thành viên hợp tác xã là 5.935 nghìn thành viên. Doanh thu bình quân của các hợp tác xã đạt 3.592 triệu đồng/01 hợp tác xã.

Các Đ/c lãnh đạo tỉnh BR-VT tham dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, "Nghị quyết số 20-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới".

 

Khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã đã hoạt động có hiệu quả tạo thêm việc làm và thu nhập cho thành viên và người lao động, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

Nhiều hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới được thành lập, hoạt động đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực; số tổ hợp tác tiếp tục tăng; tỷ lệ HTX hoạt động hiệu quả đạt gần 60%.

Hệ thống Liên minh Hợp tác xã từ trung ương đến cơ sở đã thực hiện tốt các nhiệm vụ, chức trách được giao theo quy định là đại diện và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các thành viên.

Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, kinh tế hợp tác, hợp tác xã cũng còn nhiều hạn chế, phát triển còn chậm cả về số lượng và chất lượng (khoảng 20% hợp tác xã yếu kém); quản lý nhà nước còn chưa tập trung, bộ máy còn phân tán, chưa thống nhất từ trung ương đến địa phương, hoạt động chưa hiệu quả.

Bên cạnh đó, hành lang pháp lý còn hạn chế, cơ chế chính sách thiếu đồng bộ và cụ thể hóa nên khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã gặp rất nhiều khó khăn...

 
 

Nguyên nhân là do nhận thức của một bộ phận người dân và đội ngũ cán bộ còn hạn chế, còn mặc cảm, lòng tin đối với hợp tác xã kiểu mới chưa cao; mặt khác, do ý thức trách nhiệm các cấp, các ngành và trình độ quản lý của các hợp tác xã còn hạn chế; công tác thông tin, báo cáo chưa sâu sát và kịp thời, việc đánh giá về kinh tế hợp tác chưa toàn diện, chưa thấy hết vai trò quan trọng của khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã trong phát triển kinh tế - chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, dẫn đến hạn chế trong đề xuất chính sách và quản lý nhà nước đối với kinh tế hợp tác, hợp tác xã.        

Để khắc phục những hạn chế trên, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới, các Bộ, ngành trung ương phải có trách nhiệm thực hiện Chương trình hành động cụ thể triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW; Luật Hợp tác xã sửa đổi; tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hợp tác xã, nâng cao nhận thức và tư duy về phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã; nâng cao vai trò và lợi ích của tổ chức hợp tác xã trong phát triển kinh tế - xã hội với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Đồng thời, xây dựng, tổng kết, nhân rộng các mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, điển hình tiên tiến gắn với các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Nghị quyết số 20-NQ/TW khẳng định: "Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố và phát triển cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Khẳng định phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu, khách quan, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị".

Phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững, cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân với nhiều mô hình hợp tác, liên kết trên cơ sở tôn trọng bản chất, giá trị và nguyên tắc của kinh tế tập thể, thu hút ngày càng nhiều nông dân, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức tham gia; góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của các thành viên, hộ gia đình, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Vai trò của kinh tế tập thể, hợp tác xã đã được khẳng định trong các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và gần đây nhất là Nghị quyết số 20-NQ/TW ban hành năm 2022 đã tái khẳng định và củng cố vai trò của kinh tế tập thể để phù hợp với tính chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta.

N.L


Văn Bản Mới Văn Bản Mới

  • 4454/QĐ-BNN-VPĐP (24/11/2020)
    Quyết định ban hành Bộ tài liệu tập huấn những kiến thức cơ bản về...
  • 435/LMHTXVN-TTTT (30/06/2020)
    Kỷ niệm ngày Hợp tác xã Quốc tế
  • 1490/QĐ-BKHĐ (17/10/2019)
    Quyết định số 1490/QĐ-BKHĐT ngày 01 tháng 10 năm 2019 của Bộ Kế hoạch...
  • 628- LMHTXVN/CSPT (17/10/2019)
    Tham gia cuộc vận động "Doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp ý kiến hoàn...
  • 212/QĐ-TTg (19/03/2019)
    Quyết định 212/QĐ-TTg ban hành kế hoạch và Đề cương tổng kết 15 năm...

Thông báo Thông báo

Thống Kê Truy Cập Thống Kê Truy Cập

Đang truy cập: 5
Tất cả: 51385130