Kinh tế - xã hội tỉnh BRVT Kinh tế - xã hội tỉnh BRVT

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, du khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu, người tiêu dùng trong nước và hướng đến xuất khẩu, ngày 28/7/2017, Tỉnh ủy BR - VT đã ban hành Đề án số 04-ĐA/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về Phát triển ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2020, tầm nhìn 2025. Phát triển nông nghiệp mà nòng cốt là phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đây là cách để tỉnh từng bước trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của cả nước.

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, du khách đến Bà Rịa - Vũng Tàu, người tiêu dùng trong nước và hướng đến xuất khẩu, ngày 28/7/2017, Tỉnh ủy BR - VT đã ban hành Đề án số 04-ĐA/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về Phát triển ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2020, tầm nhìn 2025. Phát triển nông nghiệp mà nòng cốt là phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đây là cách để tỉnh từng bước trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của cả nước.

Ngày 12-9, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu của hội nghị là giới thiệu tiềm năng phát triển nông nghiệp công nghệ cao cũng như những chính sách của tỉnh cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao.

Quang cảnh Hội nghị xúc tiến đầu tư về nông nghiệp ứng dụng cộng cao

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dân số hiện có khoảng 1.150 triệu người và thu hút hàng trăm ngàn khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng mỗi năm nên nhu cầu cho lương thực thực phẩm hằng năm của tỉnh là khoảng 100.000 - 120.000 tấn. Do đó, tỉnh muốn kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao nhằm sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong tỉnh trên địa bàn cả nước và hướng đến xuất khẩu.

Mục tiêu của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là sớm trở thành một trong những trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của cả nước. Quyết tâm đó được cụ thể hoá bằng Đề án số 04-ĐA/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về Phát triển ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đến năm 2020, tầm nhìn 2025.

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu, nhấn mạnh: Thời gian qua, tỉnh đã áp dụng công nghệ tiên tiến và đầu tư thí điểm một số mô hình sản xuất giống cây, rau có năng suất cao, chất lượng tốt. Đây là cơ sở để tỉnh thực hiện đề án phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Nông nghiệp là một trong 5 ngành mũi nhọn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tập trung để phát triển kinh tế và tỉnh muốn phát triển nông nghiệp công nghệ cao để tạo ra nguồn thực phẩm chất lượng cũng như từng bước nâng cao đời sống của nông dân. Các sở ban ngành của tỉnh đã đi tham quan các trung tâm nông nghiệp công nghệ cao để học hỏi những mô hình phù hợp và để làm căn cứ trong việc đưa ra các chính sách để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Trong quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc triển khai nên Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ lập đường dây nóng để hỗ trợ doanh nghiệp. "Nếu sau này doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình làm nông nghiệp công nghệ cao, thực hiện dự án có thể liên lạc trực tiếp với Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh để được hỗ trợ", ông Lĩnh nhấn mạnh.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, những lĩnh vực kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh là rau màu, cây ăn quả, hồ tiêu, hoa, cây cảnh, thủy sản và chăn nuôi.

Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) tập trung thực hiện hoạt động ứng dụng thành tựu nghiên cứu và phát triển CNC vào lĩnh vực nông nghiệp để  thực hiện các nhiệm vụ: chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao; phòng, trừ dịch bệnh; trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả cao; tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị  sử dụng trong nông nghiệp; bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp và phát triển dịch vụ CNC phục vụ nông nghiệp.

Trong Đề án 04-ĐA/TU của Tỉnh ủy cũng chỉ rõ, tổng diện tích dự kiến quy hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là khoảng 5.100 ha để kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư. Các khu nông nghiệp CNC tập trung ở 4 huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc, Đất Đỏ và Tân Thành.  Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tham mưu xây dựng kế hoạch hành động của UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án này.  Đến nay, đã có 28 doanh nghiệp đăng ký xin giao đất với diện tích hơn 2.500 ha để thực hiện các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Đề án 04, chủ yếu tập trung các lĩnh vực trồng trọt như: nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel kết hợp bón phân. Mặt khác, một số doanh nghiệp còn áp dụng công nghệ thủy canh, công nghệ Aquaponics, công nghệ theo dõi, điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ từ xa, công nghệ truy xuất nguồn gốc bằng mã QR…. Trong đó có 5 dự án đã trình UBND tỉnh xem xét, cho chủ trương đầu tư. Riêng tại huyện Châu Đức có 2 doanh nghiệp đầu tư nhà màng trên diện tích 5,6 ha, dự kiến cuối năm 2017 sẽ đưa vào áp dụng sản xuất rau

Phạm Trần


Văn Bản Mới Văn Bản Mới

  • 4454/QĐ-BNN-VPĐP (24/11/2020)
    Quyết định ban hành Bộ tài liệu tập huấn những kiến thức cơ bản về...
  • 435/LMHTXVN-TTTT (30/06/2020)
    Kỷ niệm ngày Hợp tác xã Quốc tế
  • 1490/QĐ-BKHĐ (17/10/2019)
    Quyết định số 1490/QĐ-BKHĐT ngày 01 tháng 10 năm 2019 của Bộ Kế hoạch...
  • 628- LMHTXVN/CSPT (17/10/2019)
    Tham gia cuộc vận động "Doanh nghiệp, doanh nhân đóng góp ý kiến hoàn...
  • 212/QĐ-TTg (19/03/2019)
    Quyết định 212/QĐ-TTg ban hành kế hoạch và Đề cương tổng kết 15 năm...

Thông báo Thông báo

Thống Kê Truy Cập Thống Kê Truy Cập

Đang truy cập: 10
Tất cả: 51941230